Chương trình phát thanh

Truyền hình trực tuyến

Liên kết website

Quảng Cáo

Thống kê truy cập

Đang truy cập 1
Hôm nay 43
Hôm qua 65
Tổng số lượt xem 886688

Thường trực tỉnh ủy làm việc về quy hoạch và phát triển rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh

2017-05-24 16:19:01

Ngày 23/5, đồng chí Hoàng Văn Chất, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc làm việc về quy hoạch và phát triển rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh.

Thường trực tỉnh ủy làm việc về quy hoạch và phát triển rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh. 

 Dự cuộc làm việc có các đồng chí: Cầm Ngọc Minh, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Minh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Viện nghiên cứu rau quả, Cục Bảo vệ thực vật, Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I - thuộc Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT và Trung tâm chiếu xạ Hà Nội - Viện Khoa học nguyên tử - Bộ Khoa học - Công nghệ; lãnh đạo huyện và đại diện HTX của huyện Mai Sơn, Yên Châu.

Thực hiện quy hoạch và phát triển rau, quả an toàn theo các quyết định của UBND tỉnh, năm 2016, toàn tỉnh trồng 6.271 ha rau các loại, đạt 93,6% so với quy hoạch diện tích trồng rau đến năm 2020 được phê duyệt. Tổng sản lượng rau đạt 80.170 tấn, đáp ứng nhu cầu nội tỉnh và cung cấp một phần cho các tỉnh lân cận và thủ đô Hà Nội. Đến ngày 20/5/2017, diện tích trồng rau các loại ở tỉnh đạt 4.586 ha, năng suất trung bình ước hơn 13 tấn/ha; diện tích rau được cấp chứng nhận an toàn là 93,8ha, chiếm 1,5% tổng diện tích trồng rau trên địa bàn tỉnh, đạt 18,86% so với quy hoạch sản xuất rau an toàn tập trung đến năm 2020, tập trung ở các huyện: Mộc Châu, Mai Sơn, Vân Hồ, Yên Châu, Mường La và Thành phố... Về sản xuất cây ăn quả, tính đến 20/5/2017, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh ước đạt 32.667 ha, bằng 120,9% so với quy hoạch phát triển cây ăn quả đến năm 2020. Sản lượng quả ước 6 tháng đầu năm 2017 đạt gần 54.000 tấn. Tính đến tháng 5/2017, diện tích quả an toàn đạt gần 230 ha, chiếm 0,7% tổng diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh, đạt 2,75% so với quy hoạch sản xuất quả an toàn tập trung đến năm 2020. Tổng sản lượng quả an toàn hơn 2.700 tấn, chiếm 2,32% tổng sản lượng quả toàn tỉnh, đạt 5,29% so với tổng sản lượng quả an toàn được quy hoạch đến năm 2020...

Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, quả. Tỉnh ta đã quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm; tăng cường hợp tác với các cơ quan trực thuộc Bộ NN&PTNT rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất rau, quả; quản lý, giám sát và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch; thu hút các doanh nghiệp đầu tư các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau, quả; tìm kiếm thị trường xuất khẩu nhãn, xoài sang thị trường Úc...

Tại cuộc làm việc, các đại biểu thảo luận, đề xuất các giải pháp kết nối tiêu thụ sản phẩm rau, quả trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là các ý kiến của lãnh đạo Viện nghiên cứu rau quả, Cục BVTV, Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I - thuộc Cục BVTV, Bộ NN&PTNT và Trung tâm chiếu xạ Hà Nội về công tác giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm rau, quả, các bước chuẩn bị thu mua, vận chuyển và chiếu xạ để xuất khẩu.

Phát biểu tại cuộc làm việc, đồng chí Hoàng Văn Chất đề nghị các cơ quan chuyên môn tham mưu cho HĐND sửa đổi, bổ sung Nghị quyết hỗ trợ HTX sản xuất rau, quả; tích cực quản lý quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu rau, quả và thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản; tăng cường hợp tác với các đơn vị: Viện Nghiên cứu rau quả, Cục Bảo vệ thực vật, Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I - thuộc Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT và Trung tâm chiếu xạ Hà Nội để kết nối và hoàn thiện các thủ tục tiến hành xuất khẩu sản phẩm rau, quả của tỉnh. Tăng cường chỉ đạo các sở, ngành, các cơ quan chức năng, các huyện, thành phố chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho nông dân, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm hướng tới xuất khẩu.

 

Theo Báo Sơn La.