Chương trình phát thanh

Truyền hình trực tuyến

Liên kết website

Quảng Cáo

Thống kê truy cập

Đang truy cập 1
Hôm nay 11
Hôm qua 8023
Tổng số lượt xem 886104

Xuân mới trên vùng kinh tế năng động

2016-01-04 10:21:14

Những ngày đầu xuân mới, chúng tôi về Mai Sơn, vượt lên nhiều khó khăn, thách thức, Mai Sơn đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông, hệ thống thủy lợi và thực hiện các mục tiêu quy hoạch, liên kết vùng, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển, khẳng định vai trò là vùng kinh tế động lực của tỉnh.

Nông dân xã Cò Nòi (Mai Sơn) thu hoạch mía nguyên liệu.

 

 

 

Giữa bộn bề công việc đầu năm mới nhưng vẫn giành thời gian tiếp chúng tôi, Chủ tịch UBND huyện Trần Đắc Thắng phấn khởi thông tin: Năm qua, kinh tế của huyện có những chuyển biến tích cực, huyện đã lựa chọn khâu đột phá là tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo động lực phát triển kinh tế bền vững.

 

Năm 2015, kinh tế của huyện Mai Sơn đạt tốc độ tăng trưởng 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Với 4 vùng kinh tế, trong đó trọng điểm là vùng quốc lộ 6, tập trung đầu tư phát triển cây công nghiệp bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Vùng quốc lộ 4G, hình thành sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh các loại cây trồng chủ lực, phát triển chăn nuôi đại gia súc. Vùng hồ sông Đà, sản xuất nông, lâm nghiệp, dịch vụ. Vùng cao, biên giới, làm tốt công tác định canh, định cư, đảm bảo lương thực tại chỗ, trồng một số cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

 

Lĩnh vực nông nghiệp đã từng bước phát triển theo hướng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm sạch, an toàn. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp đạt gần 2.000 tỷ đồng, sản lượng lương thực có hạt 95.000 tấn; chương trình phát triển cây công nghiệp chủ lực được triển khai tập trung, diện tích sản lượng tăng nhanh. Tổng diện tích cây công nghiệp chủ lực đạt 10.800 ha, trong đó 4.237 ha mía, sản lượng trên 250.000 tấn; cà phê 3.500 ha, sản lượng trên 3.300 tấn nhân; cây ăn quả gần 1.400 ha, năng suất, chất lượng đã được nâng lên bằng các biện pháp cải tạo, lai ghép, chọn lọc giống, chăm sóc, sản lượng đạt gần 3.350 tấn quả. Chăn nuôi phát triển tập trung theo mô hình trang trại, ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, sản lượng thịt hơi các loại đạt gần 10.000 tấn. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có 36 hợp tác xã, trên 200 tổ hợp tác, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã xây dựng thành công mô hình thí điểm áp dụng tưới nhỏ giọt trên cây cà phê, cây ăn quả theo công nghệ Israel tại xã Chiềng Ban và được công nhận tiêu chuẩn VietGAP mô hình chuỗi sản xuất rau an toàn tại bản Mai Tiên, xã Mường Bon.

 

Lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến từng bước mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả, chất lượng và gắn với bảo vệ môi trường. Huyện đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh và các đơn vị có liên quan giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho các nhà máy công nghiệp trên địa bàn, như: xi măng, mía đường, tinh bột sắn. Sau những sự cố về môi trường, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp đã nêu cao trách nhiệm, đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, xây dựng hệ thống xử lý nước thải bảo đảm môi trường. Đến nay, các nhà máy đã hoạt động ổn định, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu, tạo việc làm cho lao động địa phương và tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

 

Công tác quy hoạch được quan tâm làm cơ sở định hướng đầu tư phát triển, tập trung các nguồn lực xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn và đóng góp của nhân dân mở mới 124 km, nâng cấp trên 1.300 km đường ô tô liên xã, liên bản và vùng sản xuất. Phong trào làm đường giao thông nông thôn theo Nghị quyết số 40, 41 và 63 của HĐND tỉnh phát triển sâu rộng, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Đến nay, toàn huyện đã bê tông hóa trên 110 km đường giao thông nông thôn; 100% số bản có đường ô tô; 18/22 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm xã. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kết hợp các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước với huy động nội lực trong nhân dân để triển khai phù hợp với điều kiện, khả năng của huyện. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được tăng cường, từng bước mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác xóa đói giảm nghèo, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân; bộ mặt nông thôn từng bước được thay đổi, năm 2015, xã Chiềng Ban đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

 

 

Đón xuân mới Bính Thân, sức xuân ngập tràn trên vùng kinh tế động lực, trong chiến lược phát triển kinh tế, Mai Sơn tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bảo đảm sự phát triển bền vững của các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến. Đa dạng các ngành nghề ở nông thôn, nhất là các ngành nghề có giá trị gia tăng và xuất khẩu, gắn với thu hút đầu tư các dự án công nghiệp theo quy hoạch và tiềm năng, lợi thế, khẳng định là vùng kinh tế động lực của tỉnh.

 

 

 

 

 

 

 

Baosonla.org.vn

Các tin liên quan